Kẽm – vi chất dinh dưỡng giúp trẻ ngon miệng.
Kẽm tác động tích cực đến sự tăng trưởng của cơ thể, kích thích sự phát triển, biệt hóa các tế bào miễn dịch Lympho B và Lympho T, từ đó tái tạo một hệ phòng thủ chống lại các tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, kẽm tham gia vào cấu tạo các enzym trong cơ thể, giúp tăng tổng hợp protein, phân chia tế bào, thúc đẩy sự tăng trưởng, tăng cảm giác ngon miệng nên rất quan trọng đối với trẻ em. Thiếu kẽm, sự nhạy cảm của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, làm giảm cảm giác ngon miệng.
Tuy có vai trò quan trọng như trên nhưng theo đánh giá của tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em rất cao, từ 30-40%. Các biểu hiện của việc thiếu kẽm rất khó chẩn đoán và thường khiến cha mẹ không phát hiện được. Việc thiếu kẽm ở trẻ diễn ra khá “thầm lặng” dưới vỏ bọc của các triệu chứng dễ thấy như: biếng ăn, rụng tóc, tiêu chảy, hay ốm vặt,... Các biểu hiện trên dễ khiến các mẹ “bắt bệnh” sai, chỉ điều trị triệu chứng mà trẻ đang gặp phải. Trong khi đó, nguyên nhân sâu xa chính là do thiếu kẽm lại không được chữa trị và bổ sung kịp thời. Sự nhầm lẫn này nếu không được phát hiện có thể dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng. Theo một số nghiên cứu, trẻ thiếu kẽm có nguy cơ mắc một số bệnh lý như: rối loạn tiêu hóa và chuyển hóa, suy giảm khả năng miễn dịch, chậm phát triển chiều cao, hay nghiêm trọng hơn là trì hoãn thời gian dậy thì khi trưởng thành của trẻ… Vì vậy, các mẹ đừng quên bổ sung lượng kẽm đầy đủ, khoa học để trẻ phát triển toàn diện.
Bổ sung kẽm thế nào là đúng cách?
Để đảm bảo phát triển tốt, ngay từ nhỏ, cha mẹ cần có những cách bổ sung kẽm hợp lý cho trẻ. Theo khuyến cáo của bộ Y tế, đối với trẻ từ 1 - 3 tuổi cần được cung cấp khoảng 4,1mg/ngày, trẻ từ 4 - 6 tuổi là 5,1mg/ngày. Kẽm được đưa vào cơ thể chủ yếu thông qua đường tiêu hóa nên mẹ có thể bổ sung cho trẻ bằng các loại thực phẩm giàu kẽm trong khẩu phần ăn hằng ngày. Kẽm có nhiều trong các loại thịt có màu đỏ như: thịt dê, thịt bò, trong lòng đỏ trứng gà, hay các loại đậu hoặc rau xanh như: nấm, rau bina, bông cải xanh, cải xoăn, và tỏi,…. Các loại hải sản như: hàu, tôm, cua, ghẹ,… cũng là các thực phẩm giàu kẽm. Tuy nhiên, trong điều kiện hàng ngày, trẻ cũng chỉ có thể hấp thu khoảng 30% hàm lượng kẽm, còn 70% còn lại sẽ đào thải ra ngoài qua đường tiêu hóa, nước tiểu và mồ hôi.
Kẽm chứa nhiều trong các loại thực phẩm như hàu, tôm hùm,… hay các loại đậu, hạt.
Giải pháp bổ sung kẽm từ các Thực phẩm bổ sung
Thực tế, để cung cấp đủ lượng kẽm cho trẻ trong bữa ăn hàng ngày là điều khá khó vì vậy cha mẹ nên nghiên cứu bổ sung thêm nguồn kẽm từ các sản phẩm khác. Cha mẹ có thể dễ dàng tim mua các sản phẩm bổ sung kẽm tại các nhà thuốc. Dù lựa chọn dòng sản phẩm nào, các bậc cha mẹ cần lưu ý tìm đúng sản phẩm chính hãng với đầy đủ các thông tin về xuất xứ, thành phần, hàm lượng cụ thể để đảm bảo hiệu quả cũng như độ an toàn cho trẻ.