Kỹ năng / Con ăn ngon miệng mỗi ngày có phải là chuyện đơn giản?

Con ăn ngon miệng mỗi ngày có phải là chuyện đơn giản?

04:38 08/03/2017

“Bé Nhật Minh ( 3 tuổi) nhà mình khoảng 3 tháng trở lại đây bắt đầu nhác ăn. Mỗi bữa ăn của con đều thành nỗi ám ảnh của cả nhà! Dù đã tìm hiểu nhiều, mà mình vẫn không biết phải làm sao để con có thể ăn ngon miệng hơn trước.” – Chia sẻ từ chị Hoàng Minh Trang ( Cầu Giấy – Hà Nội).

 

 

Khi bé biếng ăn mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có phương pháp kịp thời.

Bé ăn không ngon miệng có rất nhiều nguyên nhân như:

  • Cho trẻ ăn sai cách:

Những việc làm như: ép con ăn nhiều, la mắng nếu không chịu ăn, vô hình chung đã khiến bé sợ ăn, không muốn ăn, từ đó làm giảm đi cảm giác thèm ăn, muốn ăn của trẻ.

Đặc biệt, với quan niệm rằng: Ăn nhiều mới là tốt, nên các bậc phụ huynh thường cho con ăn càng nhiều trong một bữa càng tốt, hoặc ăn quá nhiều bữa trong một ngày.

Đồng thời, thói quen để bé ăn vặt quá nhiều trước bữa ăn cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé ăn ngon miệng. Bởi đồ ngọt, kẹo bánh,… gây ra cảm giác ngang dạ, đầy bụng không muốn ăn, hoặc có ăn thì cũng không còn cảm giác ngon miệng.

  • Khẩu phần ăn không cân đối:

Hiện tượng này thường gặp phải ở các bậc cha mẹ khi chế biến các loại thực phẩm hàng ngày cho con. Người thì cho con ăn quá nhiều thịt, người thì cho ăn quá nhiều trứng, cá, tôm khiến cho vị giác của bé không còn cảm thấy ngon miệng.

Việc cho trẻ ăn nhiều thịt, cá, trứng hay ăn nhiều rau, củ, quả, đôi khi phụ thuộc vào nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ. Trẻ càng nhỏ cần càng nhiều canxi, vitamin để hoàn thiện các chức năng cơ thể, các trẻ ở độ tuổi lớn hơn sẽ cần đến lượng protein nhiều hơn để phát triển phần khung cho cơ thể cũng như thể lực và trí não.

Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần nắm rõ từng cột mốc phát triển của con, để cân đối dinh dưỡng chon con theo khẩu phần ăn mỗi ngày.

Muốn con ăn ngon miệng, các bậc cha mẹ có thể lựa chọn ít nhất 5 trong số 8 nhóm thực phẩm để chế biến cho con.

  • Trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng:

Đây là một trong những thủ phạm thầm lặng khiến bé ăn không ngon miệng. Khi thiếu các vi chất dinh dưỡng như: kẽm, vitamin, acid amin… bé sẽ mất cảm nhận vị giác đồng thời làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn, gây ra đầy bụng khó tiêu, khiến cho cảm giác thèm ăn, muốn ăn mất đi, lâu ngày dẫn đến tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng.

  • Do sức khỏe của trẻ:

Khi trẻ ốm cơ thể trẻ sẽ mệt mỏi hơn bình thường, những cảm nhận về vị giác cũng như mùi vị của thức ăn sẽ không còn hấp dẫn trẻ như trước.

Bởi khi ốm, lưỡi sẽ bị suy giảm chức năng cảm nhận  vị của thức ăn, nước uống . Đồng thời khi ốm chức năng tiêu hóa của trẻ cũng kém đi nên giảm các giác đói, thèm ăn. Đặc biệt, nếu trẻ đang gặp các bệnh về răng miệng hoặc viêm họng thì việc ăn uống sẽ vô cùng khó khăn thậm chí là gây cản trở cho việc nhai nuốt đồ ăn mỗi bữa.

  • Do bé gặp các vấn đề về tiêu hóa:

Đối với trẻ, hệ tiêu hóa vô cùng quan trọng vì chúng có vai trò giúp trẻ cảm thấy ngon miệng, thèm ăn, muốn ăn mỗi ngày. Tuy nhiên, khi gặp phải tình trạng đầy bụng, khó tiêu do thiếu hụt enzyme tiêu hóa hoặc bé đang mắc các bệnh về đường ruột như: loạn khuẩn được ruột, rối loạn chức năng tiêu hóa,… thì những cảm nhận vị giác cũng như cảm giác đói bụng của trẻ sẽ bị ảnh hưởng, dấn đến tình trạng trẻ ăn không ngon, không thèm ăn, nguy hiểm hơn là tình trạng biếng ăn.

 

Top 4 bí quyết giúp trẻ ăn ngon mỗi ngày!

  • Đánh thức giác quan của trẻ: Tất cả các bé đều có một điểm chung là thích những thứ đẹp mắt, ngộ nghĩnh đáng yêu, một cái bát xinh có hình thù ngộ nghĩnh, nhiều màu sắc sẽ gíup bé cảm nhận thức ăn tốt hơn. Mẹ cũng có thể cùng bé đi chợ hoặc cùng mẹ chuẩn bị bữa ăn để giúp bé có hứng thú trong việc ăn uống đồng thời dạy bé về cách chọn rau quả và nhận biết các loại thực phẩm.

Mẹ hãy cho bé cùng đi chợ để bé học cách phân loại rau củ quả.

  • Dinh dưỡng hợp lý: Mỗi bữa ăn của bé cần chứa đủ và cân bằng 4 nhóm chất chính: đường, béo, đạm, Vitamin và khoáng chất. Thực đơn hàng ngày của bé nên đa dạng hóa để cân đối về tỷ lệ các chất dinh dưỡng, đổi nhiều món, tránh ăn quá nhiều thức ăn béo, ngọt, dầu, mỡ. Nếu bé thích ăn một số món cố định, mẹ cứ nấu cho bé ăn. Sau đó mới bổ sung từ từ các món mới vào bữa ăn để bé làm quen dần.
  • Vận động thể lực: Muốn trẻ ăn ngon miệng, mẹ cần đáp ứng 3 nhu cầu chính yếu: ăn, ngủ, vận động, để chúng bổ sung cho nhau chứ không thay thế nhau.  Mẹ hãy cho bé vui chơi, vận động ngoài trời ít nhất 30 phút mỗi ngày, bé sẽ có cảm giác đói và ngủ tốt hơn.
  • Bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ: Để giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh, bé ăn ngon miệng, có đủ sức phòng chống mắc bệnh và có thể hấp thu tốt chất dinh dưỡng từ thực phẩm, mẹ hãy lưu ý về các dưỡng chất cho bé ở từng độ tuổi như: kẽm, vitamin, acid amin, và đặc biệt là các loại Enzyme tiêu hóa. Bởi vi chất còn đóng vai trò quan trọng để trẻ ăn ngon miệng và phát triển toàn diện.