- Thực đơn cho tiêu hóa khỏe dành tặng bé yêu
- Táo bón- triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ
- Súp bí đỏ trị táo bón cho bé
Nếu bị rối loạn tiêu hóa trong thời gian dài, trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu đi và các vấn đề về rối loạn tiêu hóa sẽ càng trở nên trầm trọng. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến tình trạng biếng ăn xảy ra. Cứ như vậy, trẻ bị rơi vào vòng luẩn quẩn “rối loạn tiêu hóa – suy dinh dưỡng – Biếng ăn ” khó thoát ra được, gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, khả năng phát triển trong những năm đầu đời.
Vòng tròn bệnh lý ở trẻ.
1. Nguyên nhân của rối loạn tiêu hóa
Để tránh rối loạn tiêu hóa cho trẻ, mẹ cần nắm được một số nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa:
- Do sức đề kháng còn yếu của trẻ: Khi sức đề kháng yếu sẽ tạo ra cơ hội cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể trẻ và gây bệnh. Đồng thời khiến cho hệ thống phòng vệ của đường tiêu hóa yếu đi, vi khuẩn dễ xâm nhập vào hệ tiêu hóa dẫn đến loạn khuẩn đường ruột gây rối loạn tiêu hóa. Không những thế sức đề kháng yếu cũng dẫn đến các chức năng hoạt động của cơ thể suy giảm, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa hấp thu của trẻ. Trong một số trường hợp, khi trẻ bị ốm và phải điều trị bằng thuốc kháng sinh trong thời gian dài cũng khiến gây ra chứng rối loạn tiêu hóa. Bởi thuốc kháng sinh không chỉ tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại mà khi đó cũng sẽ tiêu diệt các loại lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa của trẻ.
- Do chế độ dinh dưỡng bất hợp lý: Nguyên nhân này thường do vấn đề chế độ ăn của trẻ không được cân đối giữa các nhóm chất và dinh dưỡng hoặc không phù hợp với từng lứa tuổi.
- Do trạng thái tâm lý tiêu cực: Khi trẻ gặp phải các trạng thái tâm lý tiêu cực như áp lực, căng thẳng... khiến việc tiêu hóa của trẻ không được thuận lợi, dễ gây rối loạn tiêu hóa
- Do môi trường sống mất vệ sinh: Trẻ chơi đồ chơi, tiếp xúc với thú vật, đồ dùng bám vi khuẩn, sau khi đi vệ sinh không rửa tay chính là con đường ngắn nhất gây nên chứng rối loạn tiêu hóa.
2. Chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Khi trẻ đã bị rối loạn tiêu hóa, mẹ cần tăng cường lại chức năng tiêu hóa của trẻ như bổ sung lợi khuẩn, bổ sung enzym tiêu hóa, đồng thời kết hợp các cách chăm sóc phù hợp để chữa trị triệt để cho trẻ, dưới đây là một số lưu ý cho mẹ:
- Đảm bảo vệ sinh cho trẻ: Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, thường xuyên rửa tay cho con bằng xà phòng diệt khuẩn, vệ sinh tất cả đồ chơi của trẻ 2 tuần/lần. Người lớn hay tiếp xúc với trẻ cần giữ sạch sẽ đặc biệt là tay và miệng.
Đảm bảo vệ sinh cho trẻ để chữa trị rối loạn tiêu hóa
- Kiểm soát chế độ ăn uống của trẻ :Với trẻ bị rối loạn tiêu hóa, mẹ chú ý hạn chế chất đạm, béo gây khó tiêu cho trẻ, không kiêng cữ những món như thịt, cua, tôm cá, mà vẫn giữ chế độ ăn bình thường để tránh các nguy cơ bị suy dinh dưỡng vì thiếu chất. Mẹ có thể bổ sung thêm lợi khuẩn và enzym tiêu hóa cho trẻ. Chế độ ăn của trẻ có thể chia nhỏ thành nhiều bữa, cân đối giữa các nhóm thực phẩm, hạn chế những đồ ăn khó tiêu tránh hiện tượng chức năng tiêu hóa đang phục hồi lại bị quá tải.
- Tạo tâm lý thoải mái cho trẻ khi ăn: Khi thấy trẻ khá hơn, mẹ không nên ép ăn, nên để trẻ ăn từ từ, cần tạo tâm lý thoải mái để trẻ ăn ngon miệng.
- Đưa trẻ đến cơ sở y tế để theo dõi: Với những trẻ có những triệu chứng như đi ngoài nhiều lần, ra máu, sốt cao… Thì cần thiết đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị tốt nhất. Mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa tìm hiểu kĩ về công dụng cũng như xuất xứ của sản phẩm.
Rối loạn tiêu hóa tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không chữa trị kịp thời và triệt để sẽ gây nhiều hậu quả. Mẹ hãy chú ý đến dinh dưỡng và vệ sinh cho trẻ ngay từ hôm nay để phòng bệnh nhé.