Bệnh khác / Rối loạn ăn uống - điều mẹ cần biết

Rối loạn ăn uống - điều mẹ cần biết

12:03 25/05/2016

Mẹ hãy tìm hiểu thật kỹ thêm về bệnh rối loạn ăn uống ở trẻ em. Bệnh tưởng đơn giản mà cũng phức tạp lắm đó mẹ nhé!

1. Rối loạn ăn uống là gì?
 
Rối loạn ăn uống là một bệnh có nguồn gốc tâm lý, biểu hiện bằng việc người bệnh tự ép mình ăn hoặc từ chối ăn mà không dựa trên nhu cầu của cơ thể, dẫn đến những tác hại về thể chất và tinh thần. Mặc dù bệnh rối loạn ăn uống thường  phổ biến ở độ tuổi thanh thiếu niên, nhưng số lượng trẻ nhỏ  mắc sớm rối loạn ăn uống ngày càng tăng. (theo số liệu thống kê từ Bệnh viện Nhi Hoàng Gia Melbourne)
 
Mẹ cần chú ý tới biểu hiện của rối loạn ăn uống ở trẻ nhỏ
 
Rối loạn ăn uống đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, và bệnh có thể leo thang với tốc độ rất nhanh khi trẻ mắc rối loạn ăn uống cũng như ảnh hưởng tới quá trình phát triển sau này. 
 
Ba loại chính của rối loạn ăn uống:
 
  • Chứng nhịn ăn (anorexia nervosa) gồm cả dạng ăn hạn chế và ăn vô độ  
  • Chứng ăn – ói (bulimia nervosa) 
  • Chứng rối loạn ăn uống khác
 
2. Nguyên nhân gây ra rối loạn ăn uống?
 
Các yếu tố góp phần vào sự khởi đầu của rối loạn ăn uống là rất phức tạp. Không có nguyên nhân duy nhất gây ra rối loạn ăn uống. Tuy nhiên, có những yếu tố góp phần tạo ra nguyên nhân gây rối loạn ăn uống:
 
  • Do di truyền
  • Do yếu tố tâm lý
  • Do ảnh hưởng văn hóa xã hội
 
3. Hậu quả của rối loạn ăn uống?
 
Rối loạn ăn uống ăn uống ở trẻ em có thể dẫn đến một loạt các vấn đề thể chất nghiêm trọng và thậm chí tử vong. Theo nghiên cứu “Chứng rối loạn ăn uống ở thanh thiếu niên’ của Fischer M. Gloden N. Katzman D, xuất bản năm 1995 có đề cập:
 
- Những biến chứng về tim mạch có thể biểu hiện ở da: 
  • Bệnh nhân có nhịp tim chậm hơn bình thường sẽ bị chứng xanh đầu chi.
  • Người mắc bệnh “huyết áp thấp thế đứng” biểu hiện da màu vàng và khô hơn bình thường.
  • Tóc, móng tay, móng chân của bệnh nhân nhi thường dễ gãy hơn bình thường.
- Rối loạn ăn uống có thể làm rối loạn điện giải và chất lỏng trong cơ thể người bệnh: 
  • Việc giảm chất điện giải trong máu của bệnh nhân nhi có thể gây ra rối loạn nội tiết:
    •  Hiện tượng thiếu Kali trong máu gây chậm phát triển hơn bình thường
    •  Hiện tượng thiếu Natri trong máu có thể làm chậm quá trình dậy thì
 
4. Điều trị rối loạn ăn uống ở trẻ em:
 
Rối loạn ăn uống ở trẻ em càng sớm can thiệp khi bệnh mới bắt đầu mới có khả quan. Thời gian bình phục có thể mất hàng tháng hoặc hàng năm. Những thay đổi trong hành vi ăn uống có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân bệnh khác nhau, do vậy việc tham gia điều trị không chỉ ở bác sĩ tâm lý mà cần có sự tham gia của chuyên gia, bác sĩ trong lĩnh vực dinh dưỡng.
 
Việc điều trị có thể bao gồm:
 
  • Giúp tạo lại các thói quen ăn uống lành mạnh
  • Tác động tâm lý giúp trẻ mắc bệnh thay đổi các hành vi có hại liên quan tới ăn uống
 
Việc xử lý rối loạn ăn uống ở trẻ, đối với cha mẹ cần phải xây dựng cho trẻ một chế ăn uống bao gồm các loại thực phẩm lành mạnh và đầy đủ chất dinh dưỡng. Một chế độ ăn uống lành và đủ chất phải bao gồm:
 
  • Các sản phẩm từ sữa
  • Hoa quả và rau
  • Các loại trái cây
  • Thịt nạc, cá, trứng
  • Các loại ngũ cốc và hạtu
 
Dưới đây là vài lời khuyên hữu ích để xử lý các vấn đề rối loạn ăn uống ở trẻ em:
 
  • Chuẩn bị thức ăn mà trẻ có thể cầm ở tay, để trẻ có thể ăn uống độc lập.
  • Thêm nhiều lưự chọn thực phẩm, để biết dđược các loại trẻ thích hay không thích
  • Bao gồm các loại trái cây nhiều màu sắc và rau để làm cho thực phẩm thêm trực quan, hấp dẫn với trẻ.
  • Cho phép trẻ lựa chọn thực phẩm và phần của mình.
  • Không sử dụng các loại thực phẩm khô và dai gây ảnh hưởng tới quá trình nhai nuuốt của trẻ.
  • Không nên ép trẻ ăn quá nhiều, vì có thể khiến trẻ mất hứng thú trong thực phẩm gây biếng ăn.