Dinh dưỡng / Chán ăn trẻ em - Nguyên nhân và cách khắc phục

Chán ăn trẻ em - Nguyên nhân và cách khắc phục

11:09 25/05/2016

Mẹ thường lo lắng và hay than phiền về việc con bạn ăn không đủ? Mẹ có lo lắng về việc thiếu hụt chất dinh dưỡng trong quá trình phát triển của trẻ? Trẻ ăn uống kém hoặc mất cảm giác ngon miệng là sự buồn phiền thường thấy của các bà mẹ.

Nhưng nguyên nhân do đâu mà trẻ lại chán ăn? Do liên quan tới vấn đề mọc răng và chứng chán ăn? Mẹ hãy cùng tìm hiểu xem các nguyên nhân và triệu chứng dưới đây nhé!
 
Nguyên nhân gây chán ăn ở trẻ em
 
- Căng thẳng và trầm cảm: Có rất nhiều lý do để giải thích cho việc trẻ bị căng thẳng và trầm cảm. Có thể trẻ buộc phải thay đổi môi trường sống mới, như thay đổi chỗ ở cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng căng thẳng ở trẻ.  Khi trẻ bị căng  thẳng, thần kinh của trẻ cũng bị ức chế khiến cho trẻ chán ăn.
 
 
- Vấn đề sức khỏe gây chán ăn: Sau khi trẻ bị ốm,  trẻ cũng cần thời gian để hồi phục lại bình thường. Biểu hiện chán ăn là hoàn toàn bình thường.
 
Sau khi ốm trẻ cũng thường xuyên xuất hiện hiện tượng chán ăn
 
- Ăn vặt và uống giữa các bữa ăn: Trẻ ăn quá nhiều đồ ăn vặt hoặc uống sữa hoặc nước hoa quả giữa các bữa ăn cũng có thể tạo ra cảm giác chán ăn. Trẻ có thể bị no giả bởi đầy dạ dày trước khi giải quyết xong món chính.
 
- Không hoạt động thể chất: Việc trẻ thường xuyên sử dụng TV, chơi game trên điện thoại cũng khiến cho trẻ ít tham gia các hoạt động thể chất. Trẻ sẽ bị thụ động và ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và gây mất cảm giác thèm ăn.
 
Xem TV thường xuyên cũng là nguyên nhân khiến trẻ chán ăn
 
Triệu chứng chán ăn ở trẻ em
 
  • Mẹ nhận thấy sự giảm cân rõ rệt ở trẻ mà không có một nguyên nhân rõ ràng.
  • Con của bạn không tăng cân nặng trong vòng 06 tháng
  • Trẻ bị tiêu chảy, sốt hoặc các triệu chứng bất thường khác – nếu trẻ có triệu chứng này, mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ tới bác sĩ để khám và điều trị.
  • Trẻ không phản ứng tích cực trong bữa ăn.
 
Cách khắc phục chứng chán ăn ở trẻ em
 
Dưới đây là một vài lời khuyên hữu ích để có thể thúc đẩy sự thèm ăn ở trẻ.
 
- Cho trẻ lựa chọn số lượng: Mẹ hãy đưa tất cả các loại thực phẩm bổ dưỡng và cho phép trẻ được phép lựa chọn ăn bao nhiêu có thể. Trong vòng một tuần, mẹ có thể biết được bao nhiêu là đủ cho trẻ và luôn cho trẻ biết trẻ có thể ăn thêm nếu chưa đủ. Như vậy, mẹ có thể tránh lãng phí, trẻ sẽ dần cảm thấy ngon miệng hơn, tự hình thành ý thức hoàn thành bữa ăn.
 
- Bữa ăn nhẹ: Mẹ nên chỉ cho phép trẻ ăn nhẹ một lần trong ngày. Mẹ không nên để trẻ thường xuyên ăn nhẹ sẽ hình thành thói quen xấu khiến trẻ xao lãng bữa ăn chính.
 
- Giới hạn sữa và nước hoa quả: Hãy cho trẻ uống khoảng 400 ml sữa hoặc nước hoa quả/ ngày. Sữa và nước hoa quả chứa rất nhiều calo, việc tiêu thụ quá mức có thể gây ra cảm giác no và chán ăn ở trẻ.
 

Mẹ cần lưu ý cho trẻ uống đủ lượng để tránh trẻ chán ăn.
 
- Chia thành các phần nhỏ: Mẹ có thể chuẩn bị thành các phần nhỏ, cắt nhỏ để trẻ dễ dàng trong việc cầm, nắm thức ăn. 
 
- Chuẩn bị nhiều loại thức ăn: Mẹ nên chuẩn bị nhiều loại thức ăn và thay đổi thực đơn hàng tuần để giúp cho trẻ có thể thử nhiều mùi vị và hương vị khác nhau. Điều này có thể giúp mẹ hiểu được và dễ dàng lên một thực đơn ăn uống đầy bổ dưỡng nhưng vẫn đúng ý của trẻ.