Dinh dưỡng / Bé bị ho đêm – Cả nhà cùng thức, làm sao đây?

Bé bị ho đêm – Cả nhà cùng thức, làm sao đây?

04:29 15/12/2016

“Bé ho nhiều lắm, ho cả ngày, cả đêm. Mỗi lần con ho là cả nhà cùng thức, nghe con ho tôi sốt ruột mà không biết phải làm sao. Dùng đủ cách rồi mà con không đỡ!”- Chị Minh Anh (Minh Khai – Hà Nội)

Ho đêm kéo dài do đờm đặc!

Khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là từ nhiệt độ cao xuống thấp, trẻ rất dẽ bị nhiễm lạnh gây viêm họng, viêm phế quản, ... thậm chí có thể dẫn tới viêm phổi nặng . Triệu chứng bệnh ban đầu có thể chỉ là những đợt ho khan nhẹ hoặc ho đờm đặc kéo dài đặc biệt là ban đêm.

Nguyên nhân khiến hiện tượng ho đêm kéo dài ở trẻ là do các chất tiết ứ đọng trong cổ như đờm, nhớt gây kích thích ho, thậm chí khiến trẻ bị nghẹt thở, làm trẻ có tần suất ho nhiều hơn. Bên cạnh đó, nếu để tình trạng đờm đặc kéo kéo dài không được điều trị dứt điểm, trẻ sẽ rất dễ bị viêm xoang do tạo thành ổ mủ đặc khu vực xoang mũi . Đồng thời, khi trẻ ho tạo lực đẩy mạnh từ trong ra ngoài làm tác động lên dạ dày, cơ thắt tâm vị khiến cho trẻ dễ bị nôn trớ thậm chí là sặc. Từ đó ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bé, khiến bé ngủ không ngon, không muốn ăn, lâu dần dẫn đến tình trạng biếng ăn, còi xương, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Ho về đêm khiến bé thiếu ngủ, càng trở nên mệt mỏi hơn

Làm sao để chấm dứt cơn ho của bé!

Tình trạng ho đêm càng kéo dài, tiếng ho của trẻ càng nặng thì lượng đờm đặc trong cổ họng của trẻ càng nhiều. Vì vậy để giảm tần suất ho của trẻ, thì mẹ cần sử dụng các phương pháp vệ sinh mũi họng để tống đẩy mọi dịch lỏng, đờm đặc ra ngoài. Bên cạnh đó chú trọng đến các phương pháp giúp tăng cường đề kháng, giúp trẻ phòng bệnh vào các thời điểm giao mùa, thay vì chỉ tìm cách chữa khi trẻ đã mắc bệnh. Việc tăng cường đề kháng sẽ giúp trẻ giảm tần suất mắc bệnh cũng như bảo vệ bé khỏi các vi khuẩn và virus gây bệnh trong môi trường sống hàng ngày.

Tuy nhiên, với tình trạng tiếng ho của trẻ nặng, tần suất ho nhiều, mẹ cần lưu ý lựa chọn cho trẻ các sản phẩm trị ho long đờm và kháng viêm. Bởi nếu chỉ dừng lại ở các biện pháp vệ sinh tai mũi họng thì đờm sẽ vẫn sinh do tình trạng viêm không được điều trị dứt điểm.

Đặc biệt, đối với tình trạng ho đêm của bé, mẹ không nên lạm dụng kháng sinh cho trẻ quá nhiều, mà nên tìm các phương pháp để cố gắng giúp bé tống đẩy đờm ra ngoài để trả lại cho bé một hệ hô hấp thông thoáng, không bị cản trở. Đồng thời bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cân đối và cho trẻ có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Khuyến khích trẻ vận động ở mức độ vừa phải. Trường hợp trẻ bị ho kèm theo nôn, nên chia nhỏ bữa ăn để trẻ dễ hấp thụ hơn.

Các sản phẩm trị ho, long đờm và kháng viêm mới có thể chấm dứt hoàn toàn tình trạng ho đêm, ho đờm đặc kéo dài của trẻ.