Tiêu hóa / Bé không ốm vặt, rối loạn tiêu hóa, biếng ăn khi mẹ áp dụng nguyên tắc này

Bé không ốm vặt, rối loạn tiêu hóa, biếng ăn khi mẹ áp dụng nguyên tắc này

11:40 09/06/2017

Rối loạn tiêu hóa, ốm vặt hay biếng ăn là những chứng bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. Đây là chứng bệnh gây lo ngại thường trực với mẹ. Bởi vòng tròn luẩn quẩn của bệnh liên quan tới nhau, khi bé mắc một trong những chứng trên thì rất dễ gặp phải chứng còn lại. Với nguyên tắc 4Đ sau sẽ giúp mẹ chăm bé không ốm vặt, rối loạn tiêu hóa, biếng ăn. Mẹ hãy ghi nhớ nhé!

    Rối loạn tiêu hóa, ốm vặt hay biếng ăn là những chứng bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. Đây là chứng bệnh gây lo ngại thường trực với mẹ. Bởi vòng tròn luẩn quẩn của bệnh liên quan tới nhau, khi bé mắc một trong những chứng trên thì rất dễ gặp phải chứng còn lại. Với nguyên tắc 4Đ sau  sẽ giúp mẹ chăm bé không ốm vặt, rối loạn tiêu hóa, biếng ăn. Mẹ hãy ghi nhớ nhé!
 
1. Nguyên tắc 1 - Đúng bữa
    Ăn không đúng bữa làm cho giờ ăn của bé bị rối loạn, thức ăn chưa tiêu hết hoặc bé bị đói quá lâu. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến hệ tiêu hóa của bé. Cụ thể bé dễ bị biếng ăn và rối loạn tiêu hóa hơn. Ngoài ra ăn đúng bữa đúng giờ giúp cơ thể bé thích nghi với thói quen ăn uống tốt hơn, hệ tiêu hóa cũng vì thế mà đảm bảo ổn định hơn.
Inforgraphic
Phân chia bữa ăn của bé đúng giờ
Bữa ăn đầu tiên khi bé thức dậy 30 phút
2 - 3 tiếng sau là bữa kế tiếp: trong bữa này cần đổi món cho bé 
Xen lẫn các bữa phụ trong ngày tầm 2 - 3 bữa phụ
Không cho bé ăn vặt rải rác làm bé không ăn được trong bữa chính
 
2. Nguyên tắc 2 - Đủ lượng
    Cho bé ăn đủ lượng nhằm cung cấp đầy đủ vi chất cần thiết cho bé. Không những vậy còn làm bữa ăn của bé thêm thoải mái, cân bằng. Tạo môi trường giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn.

(Ảnh minh họa: Cho bé ăn thế nào là đủ lượng? https://goo.gl/CvVSUX)

    Bé ăn đủ lượng là việc bé ăn đủ chất dinh dưỡng và phù hợp với khả năng của bản thân. Mẹ không nên ép bé ăn thêm khi bé đã no hoặc không nên hạn chế phần ăn của bé khi bé chưa ăn đủ. Song song với điều đó, mẹ nên lên thực đơn các bữa ăn cho bé hằng ngày để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé. Việc lên thực đơn này còn giúp mẹ dễ dàng quan sát các bữa ăn của bé và điều chỉnh chúng sao cho phù hợp.
 
3. Nguyên tắc 3 - Đúng lứa tuổi
    Đối với mỗi lứa tuổi khác nhau, mẹ cần cho bé ăn theo chế độ riêng. 

(Ảnh minh họa: Chế độ ăn riêng cho mỗi lứa tuổi của trẻ https://goo.gl/UaoibH)
- Với trẻ dưới 6 tháng tuổi: Mẹ cần cho bé bú sữa mẹ 100% và bổ sung Vitamin D bằng cách tắm nắng mặt trời.
- Với trẻ từ 6 đến 8 tháng tuổi: Đây là thời điểm bé bắt đầu ăn dặm, mẹ vẫn cho bé bú sữa mẹ và tắm nắng thường xuyên. Ngoài ra bắt đầu cho bé tập ăn với khẩu phần 5 đến 10 ml và tăng dần nếu bé có biểu hiện đói.
- Với trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên: Thời gian này mẹ vẫn cho bé bú sữa mẹ bổ sung như bình thường. Tuy nhiên mẹ nên chú ý đến bữa ăn của bé. Cho bé ăn 2 đến 3 bữa chính và 1 đến 2 bữa phụ trong một ngày.
 
4. Nguyên tắc 4 - Đa dạng món ăn 
Với một món ăn đơn điệu rất dễ gây nhàm chán cho bé. Mẹ nên đa dạng các loại món ăn ở các bữa ăn của bé. Việc này giúp bé không bị chán ăn và cung cấp dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của bé hàng ngày.
     Sau khi nắm được nguyên tắc 4Đ, chắn hẳn mẹ đã phần nào tự tin hơn trong việc chăm bé rồi đúng không? Chúc mẹ và bé có những bữa ăn thật vui vẻ nhé!